ISO 9001 là một thuật ngữ khá quen thuộc thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó. Đây là một tiêu chuẩn của quốc tế, giúp các doanh nghiệp quản lý và đánh giá chất lượng của mình một cách hiệu quả. Từ đó, có thể phát triển sản phẩm và công ty một cách bền vững hơn. Vậy ISO 9001 là gì? Làm thế nào để sản phẩm đạt được chứng nhận này? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
ISO 9001 là gì?

Trước hết, nói qua về tổ chức ISO . Đây là Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa, có tên Tiếng Anh là The International Organization for Standardization. Tổ chức này chịu trách nhiệm xác định và thực hiện tất cả tiêu chuẩn ISO, trong đó có ISO 9001. Bản thân ISO không chứng nhận điều gì. Tất cả việc chứng nhận được thực hiện bởi bên thứ 3.
Hiện tại, ISO có nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó có 3 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một trong số 3 bộ phổ biến (ISO 9000, ISO 9001,…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.
Còn 9001 được gọi là mã định danh tiêu chuẩn. ISO 9001 là tiêu chuẩn mà chúng ta thường gặp nhất. Ở đó đưa ra các tiêu chí khác nhau để xác định nguyên tắc quản lý về chất lượng.
Các nguyên tắc mà ISO 9001 hướng tới đó là:
- Hướng đến khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của đội ngũ
- Cách tiếp cận theo quá trình
- Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Lợi ích của chứng nhận ISO 9001
Hiện nay, các doanh nghiệp đều đang chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhận thức được những lợi ích và tầm quan trọng khi sản phẩm đạt được chứng nhận ISO 9001.
Nâng cao hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác

So sánh giữa hai doanh nghiệp đạt và chưa đạt chứng nhận ISO 9001, khách hàng và đối tác sẽ có xu hướng lựa chọn doanh nghiệp có giấy chứng nhận. ISO 9001 chứng tỏ doanh nghiệp đó làm việc đúng quy trình, uy tín, chuyên nghiệp, các sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng. Chính vì thế, đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp đang hướng tới.
Tạo môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên

Khi áp dụng ISO 9001, công việc và các quy trình sẽ được thực hiện một cách bài bản, chuẩn hóa. Đội ngũ nhân viên hiểu rõ hơn về công việc, vai trò, trách nhiệm của mình trong công ty. Từ đó, giảm thiểu những lỗi sai, tăng hiệu quả trong công việc.
Giảm thiểu rủi ro
Khi ISO được áp dụng, vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro cũng dần được nâng lên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp phòng tránh rủi ro. Do đó, nếu có xảy ra, thì doanh nghiệp cũng có thể ứng phó được kịp thời, giảm thiểu hậu quả một cách tốt nhất.
Mang đến lợi ích cho khách hàng
Đảm bảo doanh nghiệp là nhà cung cấp chất lượng cao và đáng tin cậy. Mang đến một tiêu chí để khách hàng yên tâm lựa chọn những sản phẩm an toàn, chất lượng.
Tiêu chuẩn ISO 9001 chú trọng tập trung vào sự hài lòng của khách hàng.
Những phản hồi, đánh giá của khách hàng được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Chứng chỉ chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực bao lâu?

Thông thường, các tổ chức sẽ cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 trong thời gian 3 năm. Tuy nhiên, không phải sau khi nhận được giấy chứng nhận mà doanh nghiệp có thể lơ là thực hiện đúng tiêu chuẩn ISO. Bởi, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng theo những tiêu chí của ISO 9001.
Chu kì giám sát có thể là 6 tháng, 12 tháng và dài nhất là một năm tùy theo cơ sở chứng nhận và doanh nghiệp. Hết thời gian 3 năm, doanh nghiệp lại đăng kí đánh giá lại như lần đầu.
Quy trình chứng nhận ISO 9001

Để doanh nghiệp được nhận chứng chỉ, cần trải qua 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
- Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
- Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
- Giai đoạn 4: Chứng nhận iso 9001
Làm sao để doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 9001?

Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất. Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (bản mới nhất). Chú ý hệ thống này cần có sự phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và quy trình của công ty, đồng thời đáp ứng đúng các tiêu chí của ISO.
Bước 2: Được một Tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện một cuộc đánh giá chứng nhận để đánh giá việc thực hiện QMS của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001 mới nhất.
Bước 3: Nếu doanh nghiệp thành công, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp sẽ được giám sát định kỳ hàng năm. Hiệu lực của giấy chứng nhận là 3 năm và sau thời gian này, hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp cần được đánh giá chứng nhận lại.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết trên doanh nghiệp đã trả lời được câu hỏi “ISO là gì?”. Đồng thời nhận thức được tầm quan trọng cũng như các bước để đạt được chứng nhận ISO 9001.